Dù bạn vẫn luôn tự nhủ mình rằng đừng hối tiếc ngày hôm qua, đừng lo lắng tương lai, hãy sống cho hiện tại vân vân và vân vân…nhưng dù có tự nhủ mình đến mấy, dù chúng ta đã nhận thức rất rõ những nguyên lý căn bản để gỡ bỏ lo lắng, cũng không thể tránh khỏi một ngày hoặc thậm chí một khoảng thời gian dài, chúng ta sống trong những nỗi bất an.
Lo kết quả một kì thi. Lo công việc hiện tại chưa hoàn tất. Lo về sức khỏe dạo này không tốt. Lo khi chưa biết rõ con đường tương lai của mình sẽ ra sao…biết bao những mối lo thường trực đó, dù chúng ta đã tự nhủ rằng lo lắng cũng vô ích, nhưng rõ ràng là trong lòng chúng ta vẫn chưa thể gỡ bỏ được mối bận tâm rất dai dẳng.
Lo ít hay nhiều, mối lo đó sớm hay chậm tan biến phụ thuộc vào “nội công” của mỗi người.
Từ kinh nghiệm của mình, xin chia sẻ với các bạn hai cách để gỡ bỏ những lo lắng đó. Hi vọng là phần nào ít nhiều giúp mỗi chúng ta sống tích cực hơn mỗi ngày.
- Nói chuyện với một người nào đó
Người này không nhất thiết phải là bạn thân nhất. Vì đôi khi chúng ta có tâm lý là “bụt chùa nhà không thiêng”. Giả dụ làm bài thi không tốt hay cảm thấy quan hệ với sếp không tốt, mẹ hay bạn thân của mình có khích lệ “Chắc không có vấn đề gì đâu” chúng ta sẽ nghĩ là họ đang xoa dịu chứ không nói sự thật. Đâm ra không tin họ và vẫn tiếp tục nghi ngờ chính mình.
Tốt hơn cả là tìm một người bạn trung lập, có kinh nghiệm với vấn đề. Ví dụ nói chuyện với một sinh viên khóa trên, hay đồng nghiệp lâu năm ở công ty vv…
Bạn cũng không nhất thiết phải nói thẳng ra vấn đề của mình nếu không muốn. Nhưng để tìm câu trả lời cho mình, hãy nói cứ chuyện một cách tự nhiên và đặt ra một vài câu hỏi, ví dụ như “ngày xưa anh thi đại học thế nào?” hay “làm việc với sếp A anh thấy thế nào?”…Chắc chắn là bạn sẽ luôn tìm thấy một vài thông tin rất bổ ích kiểu như “ôi anh thi xong cứ tưởng trượt thế mà vẫn đỗ em ạ” (sao giống mình quá!), hay “à chú ấy cũng hay cáu lắm nhưng mau quên thôi, không để bụng nên anh cũng quen rồi”(phew, thế mà cứ tưởng…)
Đến đây thì có lẽ là tâm lý lo lắng đã trút được hơn 50% rồi . Bạn sẽ thấy là bản thân sự lo lắng đã bị chính ta thổi phồng quá mức trong khi mọi chuyện đơn giản hơn rất nhiều. Khi stress vì lo lắng chúng ta lại có tâm lý nghi ngờ bản thân nên càng thu mình lại trong thế giới nhỏ bé của mình.
Nói chuyện là một cách giúp chúng ta bổ sung thêm cách nhìn đa chiều về vấn đề. Khi thắc mắc chúng ta cũng thường search thông tin trên mạng, nhưng mình thấy rằng nói chuyện personal vẫn là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Nếu ngày mai thức giấc, mối lo lắng vẫn dai dẳng và hành hạ con tim bạn, hãy thực hành cầu nguyện.
Nói đến cầu nguyện thì một số bạn sẽ nghĩ chỉ có người theo đạo mới cầu nguyện. Nhưng thực tế là ai trong chúng ta cũng cầu mỗi ngày. Chắc bạn cũng hay nói “Cầu Trời cho con thi đỗ” hay “Cầu Trời ngày mai sếp không cho con nghỉ việc” vv…
Nhưng cầu nguyện mang một ý nghĩa sâu xa hơn chỉ là những cầu mong đơn giản như vậy.
Bỏ qua chuyện theo đạo hay không theo đạo, chúng ta chỉ quan tâm là liệu chúng ta có muốn trở thành người tốt, khiêm tốn, đang trên con đường thực hành tình yêu mà Chúa Jesu hay Phật Thích Ca dạy chúng ta hay không.
Nếu như vậy, việc cầu nguyện mỗi ngày là nhắc nhở bản thân mình tập trung vào mục tiêu đó. Hôm nay có một mối lo chưa hết, bạn cũng hãy nói điều đó trong lời cầu của mình, mong Thượng đế hãy giúp cho tâm trạng của mình trong ngày luôn được tốt, làm việc hiệu quả, không vì mối lo lắng đó mà trở nên mất bình tĩnh vv…
Việc cầu nguyện như vậy không chắc chắn giúp chúng ta hết ngay nỗi lo, nhưng điều quan trọng là giúp cho tâm trạng của chúng ta không bị ảnh hưởng (nhiều) vì mối lo đó. Nếu không, dễ là chúng ta sẽ mang một bộ mặt ỉu xìu tới cơ quan và thậm chí lỡ lời với sếp thì sự việc còn tồi tệ hơn.
Cứ kiên trì mỗi ngày như vậy chắc chắn là bạn sẽ thấy có kết quả.
Có những lúc quá trình này kéo dài và bạn cũng không biết khi nào sẽ kết thúc. Nhưng chắc chắn là nó sẽ kết thúc. Tất nhiên rồi.
Đôi khi bạn tự hỏi tại sao mình đã thực hành những lời của Chúa, Phật mà trái tim mình vẫn cứ có troubled không thôi. Những lúc như thế, hãy nghĩ tới một điều là bất cứ một sự trưởng thành về mặt tâm linh nào cũng đều phải trải qua những đau đớn (agony). Giống như một chú rắn lột xác. Rất lâu và rất đau. Nhưng sau đó chú rắn trở nên to hơn, cứng cáp hơn.
Con người chúng ta cũng vậy. Nế
Căng thẳng và sự lo lắng: Làm sao để đối phó?
Khi bạn đang lo lắng, khi bạn đang chịu áp lực đồng nghĩa với việc bạn đang rơi vào trạng thái căng thẳng. Nó ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của bạn. Vậy làm thế nào để kiểm soát được căng thẳng?
Tại sao căng thẳng có hại cho bạn?
Bị áp lực quá nhiều có thể dẫn đến việc bạn lo lắng quá mức. Khi điều đó xảy ra, cơ thể tạo ra các chất hóa học gọi là cortisol, adrenaline và noradrenaline, có thể hình thành lên theo thời gian. Quá nhiều adrenaline và noradrenaline sẽ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và làm cho bạn đổ mồ hôi nhiều hơn. Quá nhiều cortisol ngăn cản sự hoạt động binh thường của hệ thống miễn dịch, và giải phóng mỡ và đường vào máu của bạn
Bạn đang đọc bài tại: Phụ nữ yêu kiều. Chúc các bạn thành công và luôn xinh đẹp.
Sưu tầm
Lo kết quả một kì thi. Lo công việc hiện tại chưa hoàn tất. Lo về sức khỏe dạo này không tốt. Lo khi chưa biết rõ con đường tương lai của mình sẽ ra sao…biết bao những mối lo thường trực đó, dù chúng ta đã tự nhủ rằng lo lắng cũng vô ích, nhưng rõ ràng là trong lòng chúng ta vẫn chưa thể gỡ bỏ được mối bận tâm rất dai dẳng.
Lo ít hay nhiều, mối lo đó sớm hay chậm tan biến phụ thuộc vào “nội công” của mỗi người.
Từ kinh nghiệm của mình, xin chia sẻ với các bạn hai cách để gỡ bỏ những lo lắng đó. Hi vọng là phần nào ít nhiều giúp mỗi chúng ta sống tích cực hơn mỗi ngày.
- Nói chuyện với một người nào đó
Người này không nhất thiết phải là bạn thân nhất. Vì đôi khi chúng ta có tâm lý là “bụt chùa nhà không thiêng”. Giả dụ làm bài thi không tốt hay cảm thấy quan hệ với sếp không tốt, mẹ hay bạn thân của mình có khích lệ “Chắc không có vấn đề gì đâu” chúng ta sẽ nghĩ là họ đang xoa dịu chứ không nói sự thật. Đâm ra không tin họ và vẫn tiếp tục nghi ngờ chính mình.
Tốt hơn cả là tìm một người bạn trung lập, có kinh nghiệm với vấn đề. Ví dụ nói chuyện với một sinh viên khóa trên, hay đồng nghiệp lâu năm ở công ty vv…
Đến đây thì có lẽ là tâm lý lo lắng đã trút được hơn 50% rồi . Bạn sẽ thấy là bản thân sự lo lắng đã bị chính ta thổi phồng quá mức trong khi mọi chuyện đơn giản hơn rất nhiều. Khi stress vì lo lắng chúng ta lại có tâm lý nghi ngờ bản thân nên càng thu mình lại trong thế giới nhỏ bé của mình.
Nói chuyện là một cách giúp chúng ta bổ sung thêm cách nhìn đa chiều về vấn đề. Khi thắc mắc chúng ta cũng thường search thông tin trên mạng, nhưng mình thấy rằng nói chuyện personal vẫn là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Nếu ngày mai thức giấc, mối lo lắng vẫn dai dẳng và hành hạ con tim bạn, hãy thực hành cầu nguyện.
Nói đến cầu nguyện thì một số bạn sẽ nghĩ chỉ có người theo đạo mới cầu nguyện. Nhưng thực tế là ai trong chúng ta cũng cầu mỗi ngày. Chắc bạn cũng hay nói “Cầu Trời cho con thi đỗ” hay “Cầu Trời ngày mai sếp không cho con nghỉ việc” vv…
Nhưng cầu nguyện mang một ý nghĩa sâu xa hơn chỉ là những cầu mong đơn giản như vậy.
Bỏ qua chuyện theo đạo hay không theo đạo, chúng ta chỉ quan tâm là liệu chúng ta có muốn trở thành người tốt, khiêm tốn, đang trên con đường thực hành tình yêu mà Chúa Jesu hay Phật Thích Ca dạy chúng ta hay không.
Nếu như vậy, việc cầu nguyện mỗi ngày là nhắc nhở bản thân mình tập trung vào mục tiêu đó. Hôm nay có một mối lo chưa hết, bạn cũng hãy nói điều đó trong lời cầu của mình, mong Thượng đế hãy giúp cho tâm trạng của mình trong ngày luôn được tốt, làm việc hiệu quả, không vì mối lo lắng đó mà trở nên mất bình tĩnh vv…
Việc cầu nguyện như vậy không chắc chắn giúp chúng ta hết ngay nỗi lo, nhưng điều quan trọng là giúp cho tâm trạng của chúng ta không bị ảnh hưởng (nhiều) vì mối lo đó. Nếu không, dễ là chúng ta sẽ mang một bộ mặt ỉu xìu tới cơ quan và thậm chí lỡ lời với sếp thì sự việc còn tồi tệ hơn.
Cứ kiên trì mỗi ngày như vậy chắc chắn là bạn sẽ thấy có kết quả.
Có những lúc quá trình này kéo dài và bạn cũng không biết khi nào sẽ kết thúc. Nhưng chắc chắn là nó sẽ kết thúc. Tất nhiên rồi.
Đôi khi bạn tự hỏi tại sao mình đã thực hành những lời của Chúa, Phật mà trái tim mình vẫn cứ có troubled không thôi. Những lúc như thế, hãy nghĩ tới một điều là bất cứ một sự trưởng thành về mặt tâm linh nào cũng đều phải trải qua những đau đớn (agony). Giống như một chú rắn lột xác. Rất lâu và rất đau. Nhưng sau đó chú rắn trở nên to hơn, cứng cáp hơn.
Căng thẳng và sự lo lắng: Làm sao để đối phó?
Khi bạn đang lo lắng, khi bạn đang chịu áp lực đồng nghĩa với việc bạn đang rơi vào trạng thái căng thẳng. Nó ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của bạn. Vậy làm thế nào để kiểm soát được căng thẳng?
Tại sao căng thẳng có hại cho bạn?
Bị áp lực quá nhiều có thể dẫn đến việc bạn lo lắng quá mức. Khi điều đó xảy ra, cơ thể tạo ra các chất hóa học gọi là cortisol, adrenaline và noradrenaline, có thể hình thành lên theo thời gian. Quá nhiều adrenaline và noradrenaline sẽ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và làm cho bạn đổ mồ hôi nhiều hơn. Quá nhiều cortisol ngăn cản sự hoạt động binh thường của hệ thống miễn dịch, và giải phóng mỡ và đường vào máu của bạn