Theo Hiệp hội Rụng tóc Mỹ, chứng rụng tóc thường bắt đầu từ tuần thứ 3 tới
tháng thứ 6 sau sinh, khiến tóc mẹ mỏng, khô, gãy rụng đến 20-30%,… thậm chí hói
đỉnh đầu. Vậy chị em phải làm cách nào để khắc phục chứng rụng tóc
sau sinh?
Chứng rụng tóc sau sinh được gọi là “Telogen Effluvium”. Có khoảng 90% phụ nữ gặp phải tình trạng này sau sinh nở. Nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố, hàm lượng estrogen giảm xuống thấp, khiến tóc phát triển chậm và rụng nhiều. Căng thẳng, stress, trầm cảm cũng gây rối loạn quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, máu lưu thông kém, tóc không được cung cấp đủ dưỡng chất, yếu dần và rụng. Hiện tượng rụng tóc có thể kéo dài và trầm trọng hơn nếu chị em không chăm sóc tóc kịp thời và vận dụng những bí quyết dưới đây:
Thực tế, hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc là do máu mang lại. Vì vậy, phụ nữ sau sinh cần ăn uống đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho tóc như protein, canxi, sắt, kẽm, vitamin A, B, C, E, H,… và uống nhiều nước để dưỡng ẩm. Protein và chất béo omega-3 là những chất giúp da đầu khỏe và tóc luôn dày mượt. Vì vậy các mẹ nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm và omega 3 như cá ngừ, cá hồi, lòng đỏ trứng, v.v…
Các loại vitamin A, C, E, H tăng cường chất keratin khiến tóc chắc khỏe; vitamin B5, B6 và B8 giúp tóc nhanh mọc trở lại. Chúng có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, hạt đậu và trái cây,… Sau khi dung nạp vào cơ thể, dưỡng chất sẽ theo máu đến nuôi tóc từ chân đến ngọn.
Sau sinh, sự thay đổi nội tiết tố khiến chân tóc yếu và dễ gãy rụng. Chỉ cần vuốt nhẹ mái đầu, chị em cũng có thể thấy tóc rụng cả nắm trên bàn tay. Thức dậy, có thể thấy tóc vương đầy trên gối. Sau tắm gội, tóc có thể rụng nhiều đến mức gây bít tắc đường thoát nước. Vì vậy, động tác gội và chải nên thực hiện nhẹ nhàng, đặc biệt không nên chải tóc khi còn ướt; không được chà gãi da đầu mạnh, đồng thời cũng không buộc tóc quá chặt khiến tóc hao hụt thêm.
Tránh lạm dụng nhiệt và hóa chất
Tóc sẽ rụng nhiều hơn khi tiếp xúc với nguồn nhiệt cao (máy ép, máy sấy, máy cuốn lô) và hóa chất. Dù nóng lòng muốn làm đẹp sau sinh, bù đắp cho 40 tuần thai kỳ không được thỏa sức tạo kiểu tóc như ý, chị em cũng nên kiên nhẫn chờ đợi đến khi mái tóc phục hồi ổn định trở lại. Khi gội, nên để tóc khô tự nhiên là tốt nhất, hoặc có thể dùng máy sấy chế độ tạo gió để làm khô từ từ. Nên dùng lược gỗ chải đầu, hoặc dùng tay massage da đầu nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu, từ đó nuôi dưỡng và phát triển tế bào mầm tóc khỏe mạnh. Ngoài ra, chị em có thể cắt tóc ngắn để trông dày và giảm rụng hơn, sau 6 tháng có thể tự tin uốn xoăn nhẹ lọn tóc.
Bạn đang đọc bài tại: Phụ nữ yêu kiều. Chúc các bạn thành công và luôn xinh đẹp.
Chứng rụng tóc sau sinh được gọi là “Telogen Effluvium”. Có khoảng 90% phụ nữ gặp phải tình trạng này sau sinh nở. Nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố, hàm lượng estrogen giảm xuống thấp, khiến tóc phát triển chậm và rụng nhiều. Căng thẳng, stress, trầm cảm cũng gây rối loạn quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, máu lưu thông kém, tóc không được cung cấp đủ dưỡng chất, yếu dần và rụng. Hiện tượng rụng tóc có thể kéo dài và trầm trọng hơn nếu chị em không chăm sóc tóc kịp thời và vận dụng những bí quyết dưới đây:
Bổ sung dinh dưỡng cho tóc
Thực tế, hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc là do máu mang lại. Vì vậy, phụ nữ sau sinh cần ăn uống đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho tóc như protein, canxi, sắt, kẽm, vitamin A, B, C, E, H,… và uống nhiều nước để dưỡng ẩm. Protein và chất béo omega-3 là những chất giúp da đầu khỏe và tóc luôn dày mượt. Vì vậy các mẹ nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm và omega 3 như cá ngừ, cá hồi, lòng đỏ trứng, v.v…
Các loại vitamin A, C, E, H tăng cường chất keratin khiến tóc chắc khỏe; vitamin B5, B6 và B8 giúp tóc nhanh mọc trở lại. Chúng có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, hạt đậu và trái cây,… Sau khi dung nạp vào cơ thể, dưỡng chất sẽ theo máu đến nuôi tóc từ chân đến ngọn.
Hạn chế stress
Nuôi con vất vả khiến phụ nữ thường gặp nhiều vấn đề về tâm sinh lý, rơi vào trạng thái căng thẳng, thậm chí mắc hội chứng trầm cảm sau sinh. Stress là kẻ thù tàn phá mái tóc và làn da của bạn. Vì vậy, bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu quá mức, vận động cơ thể nhẹ nhàng và ngủ đủ giấc,… Hãy dành một chút thời gian trong lịch trình bận rộn để thực hiện các bài tập thiền và thở, rèn luyện các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng, duy trì sự cân bằng về thể chất lẫn tinh thần nhằm góp phần giúp mái tóc khỏe đẹp hơn.Nhẹ tay khi gội và chải tóc
Sau sinh, sự thay đổi nội tiết tố khiến chân tóc yếu và dễ gãy rụng. Chỉ cần vuốt nhẹ mái đầu, chị em cũng có thể thấy tóc rụng cả nắm trên bàn tay. Thức dậy, có thể thấy tóc vương đầy trên gối. Sau tắm gội, tóc có thể rụng nhiều đến mức gây bít tắc đường thoát nước. Vì vậy, động tác gội và chải nên thực hiện nhẹ nhàng, đặc biệt không nên chải tóc khi còn ướt; không được chà gãi da đầu mạnh, đồng thời cũng không buộc tóc quá chặt khiến tóc hao hụt thêm.
Tránh lạm dụng nhiệt và hóa chất
Tóc sẽ rụng nhiều hơn khi tiếp xúc với nguồn nhiệt cao (máy ép, máy sấy, máy cuốn lô) và hóa chất. Dù nóng lòng muốn làm đẹp sau sinh, bù đắp cho 40 tuần thai kỳ không được thỏa sức tạo kiểu tóc như ý, chị em cũng nên kiên nhẫn chờ đợi đến khi mái tóc phục hồi ổn định trở lại. Khi gội, nên để tóc khô tự nhiên là tốt nhất, hoặc có thể dùng máy sấy chế độ tạo gió để làm khô từ từ. Nên dùng lược gỗ chải đầu, hoặc dùng tay massage da đầu nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu, từ đó nuôi dưỡng và phát triển tế bào mầm tóc khỏe mạnh. Ngoài ra, chị em có thể cắt tóc ngắn để trông dày và giảm rụng hơn, sau 6 tháng có thể tự tin uốn xoăn nhẹ lọn tóc.
Sưu tầm - Theo Menard