Bạn bị da khô, vùng da
mặt thường rất khó chịu và có thể dẫn đến quá trình lão hóa sớm. Vùng da khô
thường xuất hiện ở má/cằm và quanh vùng mắt. Môi cũng rất dễ bị khô, đặc biệt
là vào mùa đông. Tại sao bạn bị khô da? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu
hỏi này.
I. Điều gì làm da bạn trở lên khô?
Da khô có thể do các yếu tố ngoại sinh (yếu tố bên ngoài) hoặc các yếu tố nội sinh (yếu tố bên trong) gây nên. Một người có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố, và mức độ da khô nặng hay nhẹ tỷ lệ với số lượng yếu tố tác động. Hiểu rõ yếu tố nào làm khô da có thể giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng da bị khô.
Tình trạng độ ẩm và các chất quan trọng giúp giữ ẩm cho da bị bốc hơi là do sự thiếu hụt các chất hút ẩm (giữ nước) có tự nhiên trong da (hay còn được gọi là nhân tố giữ ẩm tự nhiên, NMFs).
Bước đầu tiên, lớp lipid bề mặt đóng vai trò tạo nên hàng rào bảo vệ tự nhiên cho da để ngăn ngừa nước bốc hơi bị mất đi dẫn đến da mất đi độ ẩm.
Một khi hàng rào lipid này bị phá vỡ, độ ẩm bị bốc hơi và các thành phần giữ ẩm quan trọng dễ dàng bị biến mất. Khi các nhân tố cân bằng độ ẩm tự nhiên này không còn nữa, da không thể giữ được lượng nước cần thiết và trở nên khô hơn. Nếu tình trạng này tiếp diễn, hệ thống tạo độ ẩm dưới các lớp da sâu hơn cũng bị hư tổn, làm giảm lượng cung cấp độ ẩm cần thiết đến các lớp da phía trên, làm cho da càng khô hơn nữa.
1. Các nhân tố bên ngoài
Các tác nhân bên ngoài làm thương tổn hàng rào bảo vệ da tự nhiên, khởi đầu cho quá trình làm mất đi độ ẩm.
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu gồm:
– Do yếu tố môi trường
Thời tiết khắc nghiệt – nóng, lạnh và không khí khô.
Sự thay đổi theo mùa – các triệu chứng khô da thường diễn biến nặng hơn vào mùa đông hoặc mùa hè.
Tia cực tím (tia UV) có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da, và da lão hóa thì càng dễ bị khô hơn.
– Do chăm sóc da không đúng cách
Tắm gội thường xuyên và lâu với nước nóng làm mất đi các lipid tạo nên hàng rào bảo vệ da.
Phương pháp chăm sóc da không đúng cách – tiến trình và lựa chọn sản phẩm chăm sóc phù hợp cho da khô là rất quan trọng.
- Do thuốc
Một số loại thuốc và quá trình điều trị bệnh (như xạ trị, lọc thận, hóa trị) có thể gây tác dụng phụ là làm khô da. Các loại thuốc kiểm soát huyết áp (như thuốc lợi tiểu) cũng có tác dụng phụ này.
- Những loại nước ép làm đẹp da hiệu quả
- 6 bí quyết làm đẹp da từ ca chua mà bạn chưa biết
- Ăn gì cải thiện nếp nhăn và lão hóa da?
- Các tác nhân di truyền
Độ ẩm trong da một phần được quyết định bởi yếu tố di truyền. Do di truyền mà một số người có khuynh hướng bị khô da. Với cùng điều kiện như nhau, những người khác nhau sẽ có những loại da khác nhau. Người có làn da sáng thường dễ bị khô da hơn những người có làn da sẫm màu. Các loại bệnh như viêm da cơ địa, vẩy nến, bệnh tiểu đường và bệnh vẩy cá thường có khuynh hướng di truyền.
- Các tác nhân nội tiết tố
Các tác nhân làm thay đổi nội tiết tố như thai kỳ hoặc mãn kinh đều có thể dẫn đến khô da.
- Tuổi tác
Khi chúng ta già đi, khả năng tiết mồ hôi và lipid của da sẽ giảm đi do sự suy giảm chức năng của các tuyến mồ hôi và tuyến bả nhờn dưới da. Da khô và da bị lão hóa có mối quan hệ tương quan với nhau, tạo thành một vòng lẩn quẩn.
- Chế độ ăn uống
Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng, axit béo không bão hòa và các vitamin góp phần làm khô da.
3. Các nhân tố góp phần gây khô da
Một làn da khỏe mạnh khi hội đủ độ ẩm và hàng rào bảo vệ da ổn định. Ngoài các nhân tố tác động chính gây khô da đã được đề cập ở trên , vẫn còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự khô da.
- Điều trị không đúng cách
Điều trị không đúng cách có thể góp phần đến sự khô da. Khi da khô không được điều trị hợp lý, tình trạng khô có thể tiếp tục diễn biến nghiêm trọng hơn và tác động tiêu cực đến hệ thống cung cấp độ ẩm ở các lớp tế bào sâu hơn. Vì vậy , trong thực tế kem dưỡng ẩm có thể giúp cải thiện được các triệu chứng này. Hấu hết các loại kem dưỡng ẩm chỉ tác động để phục hồi chức năng bảo vệ da trên bề mặt da và dựa vào hệ thống giữ ẩm bên dưới để cung cấp độ ẩm cho các lớp da bên trên.
– Tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Phơi nắng quá mức cũng góp phần dẫn đến khô da. Kem chống nắng dành cho da khô nên chứa các hoạt chất dưỡng ẩm bên cạnh các Nhân tố chống nắng bảo vệ da (SPF), để phục hồi nước cho da. Cần chú ý rằng kem chống nắng hoặc bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào sử dụng cho da khô đều không được chứa hương liệu và phẩm màu vì da khô, đặc biệt là da khô ở vùng mặt, dễ bị kích ứng hơn làn da thường.
- Các nguy hại do yếu tố nghề nghiệp
Một số nghề nghiệp nhất định cũng làm tăng nguy cơ làm khô da. Tiêu biểu là các ngành nghề đòi hỏi phải làm việc trong điều kiện nóng hoặc lạnh (nông dân/ngư dân), công việc phải sử dụng thuốc tẩy, rửa thường xuyên (bác sĩ, y tá, thợ làm tóc) hay các nghề tiếp xúc nhiều với hóa chất (thợ cơ khí, công nhân vệ sinh).
- Mất nước
Quá trình cấp nước cho da phụ thuộc vào lượng nước cân bằng trong cơ thể. Mất nước có thể làm tình trạng khô da trầm trọng hơn do thiếu độ ẩm cho da. Người lớn tuổi thường dễ bị mất nước vì cảm giác khát bị suy giảm theo tuổi tác. Uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh.
- Hút thuốc
Nicotine và độc tố toxin trong khói thuốc có thể làm giảm nguồn cung cấp máu đáng kể do suy giảm quá trình trao đổi chất trong da. Điều này khiến cho da dễ bị khô và lão hóa sớm hơn.
II. TRÁNH CÁC TÁC NHÂN GÂY HẠI CHO DA
Bên cạnh việc thực hiện quy trình làm sạch và dưỡng ẩm đúng cách cho da, việc tránh các nhân tố góp phần làm khô da là rất quan trọng.
– Tránh các dòng không khí khô bằng cách hạn chế thời gian ở ngoài trời với thời tiết nóng và lạnh, sử dụng máy làm ẩm không khí khi bật lò sưởi trong nhà.
– Giảm thời gian tiếp xúc với nước nóng bằng cách tắm nhanh hơn thay vì tắm lâu như thói quen.
– Dùng găng tay khi rửa chén sẽ làm giảm việc tiếp xúc với nước nóng và các chất tẩy rửa mạnh.
– Mặc quần áo với nguyên liệu tự nhiên như cotton và lụa không làm kích ứng da. Len cũng là nguyên liệu tự nhiên nhưng nó có thể gây kích ứng da, vì vậy nên tránh tiếp xúc trực tiếp.
– Dùng bột giặt không chứa phẩm màu hoặc hương liệu, vì các chất này có thể nằm lại trên quần áo sau khi giặt và gây kích ứng da.
– Dùng các sản phẩm chăm sóc da không chứa cồn, hương liệu và phẩm màu để tránh gây kích ứng.
– Đảm bảo rằng bạn uống đủ nước.