recentposts

5 loại trà thảo mộc, trà xanh tốt cho sức khẻo phụ nữ làm đẹp

Nói về trà thì bạn đọc chắc không còn xa lạ ở đất nước ta có rất nhiều đồi trà miền bắc và miền trung như để biết cách pha trà và am hiểu về các tác dụng của trà thì số đó rất ít vì vậy hôm nay chúng tôi giới thiệu đến độc giả bài viết về tác dụng của một số trà.

Như đã nói trà là thức uống phổ biến nhất trên thế giới và ngày càng được ưa chuộng với những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Trà thảo mộc tuy không được ngon nhưng mang lại những lợi ích sức khỏe vô cùng mà bạn chưa biết tới.

Các loại trà thảo dược mà bạn có thể uống hàng ngày bao gồm: Trà hoa actiso, trà cỏ ngọt, trà tim sen, trà thanh nhiệt, …. Các loại thức uống này có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, an thần, giúp bạn ăn ngon, ngủ tốt rất hiệu quả. Từ lâu người Ấn Độ đã dùng loại trà làm từ cây thì là như là một loại thuốc lợi tiểu và giúp chữa các bệnh nhiễm trùng ở thận.

Và đây là lời khuyên blog dành cho bạn:

Hãy dùng một trong 5 loại trà thảo mộc dưới đây nhé và uống thường xuyên để giúp bạn có sức khỏe nhé.

1. Trà xanh


Trà xanh chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây ung thư. Thành phần chống oxy hóa trong trà xanh hiệu lực hơn nhiều so với vitamin C và vitamin E, có thể giúp bảo vệ các tế bào không bị phá hủy bởi bệnh ung thư.

Hơn thế trà xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp giải độc cơ thể mà còn rất tốt cho làn da của bạn.

Hãy uống và tận hưởng lợi ích sức khỏe mà trà xanh đem lại. Có người thích uống trà xanh thuần khiết, trong khi những người khác lại muốn thưởng thức tách trà xanh thơm vị chanh hoặc bạc hà.

Kết hợp 2 hương vị này cũng khá ngon kể cả khi bạn uống nóng vào mùa đông hoặc uống lạnh vào mùa hè với đá.

2. Trà gừng


Trà gừng là đồ uống phổ biến, có lợi cho sức khỏe.

Khi bị đau họng chúng ta thường chỉ lựa chọn mật ong và chanh. Hãy thử một tách trà gừng với mật ong và chanh, và bạn sẽ thấy nó mang lại hương vị đặc biệt khi uống nóng. Loại trà này đặc biệt tuyệt vời khi dùng vào mùa đông. Bạn có thể mua nó ở cửa hàng hoặc tự pha chế bằng các nguyên liệu sẵn có ở nhà. Trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mo và các bộ phận khỏe mạnh khác.

Lợi thế lớn nhất của trà gừng là tốt cho sức khỏe của dạ dày, khắc phục sự cố liên quan đến tiêu hóa kém, đầy hơi và bệnh dạ dày, thậm chí cả ung thư ruột kết.

Hạn chế tình trạng ốm, nôn nghén ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng ở đàn ông, đó là kết luận rút ra từ ngiên cứu mới nhất của các chuyên gia ở ĐH Y khoa Havard Mỹ thực hiện ở gừng.

Trà gừng nói riêng và các món có chứa trà gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá hủy tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.

Trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mo và các bộ phận khỏe mạnh khác.

3. Trà cam thảo


Một loại trà 'khá thú vị' với hương vị ngọt ngào và phù hợp với khung cảnh ngồi một mình thư thái. Thật tuyệt trong một buổi tối mùa đông ngồi đọc một cuốn sách hay và thưởng thức một tách trà cam thảo ngọt dịu nghi ngút khói.

Cam thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tính năng của cam thảo sẽ thay đổi tùy cách sao chế: Khi nướng lên thì có tính ấm, có thể dùng chữa Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đau bụng do tiêu chảy, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi…

Nếu dùng sống thì cam thảo có tính mát, có thể giải nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể, chữa loét đường tiêu hóa, giải độc. Đặc biệt, cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.

Mỗi ngày chỉ nên dùng một gói trà có cam thảo, không nên dùng những loại trà chứa cam thảo như trà bát bảo, nhân trần thay nước lọc.

4. Trà bạc hà


Một ly trà bạc hà ướp lạnh lại có vị trái cây thơm ngọt sẽ làm bạn thấy sảng khoái và đầy năng lượng. Hơn thế, trà bạc hà từ lâu được biết đến là loại thức uống thảo dược nóng, tốt cho sức khỏe.

Hình ảnh 5 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe nên uống hàng ngày số 4

Điểm nổi bật nhất là hương thơm dễ chịu giúp cho người dùng cảm thấy sảng khoái và thư giãn. Bạc hà cũng là người bạn tốt trong việc chống lại chứng mất ngủ.

Một trong những lợi ích khác của bạc hà là đặc tính kháng viêm, có thể giúp giảm đau. Hãy thử thoa dầu bạc hà vào chỗ đau vài lần trong ngày để làm giảm đau cơ, viêm khớp hoặc giảm đau bụng kinh.

Trà bạc hà sẽ cải thiện dòng chảy của mật, cho phép cơ thể tiêu hóa chất béo. Do vậy, thực phẩm có thể đi qua cơ thể với tốc độ nhanh hơn, giúp chữa chứng khó tiêu.

Trà bạc hà cũng giúp chữa các loại rối loạn tiêu hóa khác như buồn nôn, đau bụng, và tiêu chảy. Nó có tác dụng làm dịu và làm tê tạm thời các cơ trơn.

5. Trà hoa cúc


Từ lâu, hoa cúc được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Ăn hoa cúc lâu ngày sẽ giúp làm đẹp nhan sắc, kéo dài tuổi thọ…

Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt. Vì vậy, hoa cúc thường được dùng để chữa các chứng do phong nhiệt như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đinh nhọt, sang lở.

Ngoài ra, hoa cúc còn rất tốt cho những người bị các chứng mất ngủ, người nóng bứt rứt khó chịu, tinh thần bị căng thẳng, tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, khó tập trung…

Còn theo các nghiên cứu hiện đại, hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.

So với các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt khác, hoa cúc còn giúp sáng mắt, làm tinh thần sảng khoái, hạ huyết áp. Hoa cúc phù hợp với trẻ em và cả những người trưởng thành.

Đặc biệt, tác dụng giải nhiệt hiệu quả của loại hoa này sẽ rất tốt cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc văn phòng, thường xuyên phải ngồi trước máy tính, đối mặt với tình trạng căng thẳng do áp lực công việc, ít có thời gian vận động, điều kiện ăn uống không đủ dưỡng chất.

Bạn đang đọc bài tại: Tạp Chí Làm Đẹp
Sưu tầm 
loading...
Được tạo bởi Blogger.